CƠ KHÍ
- Nội dung
Tên nghề: Công nghệ kỹ thuật cơ khí
Mã nghề: 5510201
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học cơ sở trở lên
Thời gian đào tạo: 2 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo đội ngũ nhân lực kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp kỹ thuật cơ khí ở trình độ trung cấp; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Kiến thức:
– Trình bày được các quy tắc cơ bản để biểu diễn chi tiết theo tiêu chuẩn Việt Nam, xây dựng được các bản vẽ kỹ thuật, đọc và vẽ được các bản vẽ chi tiết.
– Trình bày được nguyên lý làm việc của các cơ cấu truyền động và biến đổi chuyển động, các mối ghép và các chi tiết máy thường dùng trong cơ khí.
– Trình bày được tính chất cơ, lý, công dụng của các loại vật liệu thông dụng dùng trong ngành cơ khí; chọn và sử dụng vật liệu một cách hợp lý.
– Xác định được trị số dung sai kích thước, sai lệch hình dáng hình học các bề mặt, tính toán lựa chọn được kiểu lắp của chi tiết máy một cách hợp lý, đảm bảo tính đổi lẫn. Chọn và sử dụng được các dụng cụ thông dụng, các dụng cụ đo tiên tiến hiện nay; giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, phương pháp đo, hiệu chỉnh, bảo quản các loại dụng cụ đo;
– Có các kiến thức cơ bản về kỹ thuật điện liên quan đến nghề;
– Trình bày được nguyên lý làm việc, khả năng công nghệ, kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng và an toàn lao động đối với các loại máy cắt gọt trong ngành;
– Lập được quy trình gia công sản phẩm cơ khí ứng với từng công nghệ gia công cắt gọt;
– Lập được quy trình lắp đặt và sửa chửa máy.
– Xác định được các dạng sai hỏng chi tiết máy và phương pháp phục hồi chi tiết máy
– Trình bày được nguyên lý cơ bản của quá trình hàn, phân biệt các phương pháp hàn, nguyên lý cấu tạo và làm việc của các thiết bị hàn điện và hàn hơi;
– Trình bày được các ký hiệu mối hàn, giải thích được quy trình hàn, chọn được vật liệu hàn áp dụng vào thực tế của sản xuất;
– Phân tích được các phương pháp kiểm tra chất lượng mối hàn.
– Phân tích được nguyên tắc lập trình, quy trình vận hành, điều chỉnh khi gia công trên các máy công cụ điều khiển số của ngành;
– Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng trong các môi trường công nghiệp đến sức khỏe con người, phân tích được các kỹ thuật an toàn trong các xí nghiệp, đưa ra được các biện pháp phòng ngừa, cải thiện được môi trường công nghiệp và phòng tránh được tai nạn lao động.
– Có khả năng tổ chức và quản lý một phân xưởng sản xuất độc lập;
– Có khả năng làm việc nhóm;
– Có khả năng tiếp tục học tập lên cao.
– Có kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc và các hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn;
– Có kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng được yêu cầu công việc
1.2.2. Kỹ năng:
– Vẽ được bản vẽ chi tiết gia công.
– Thực hiện được các biện pháp an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp;
– Sử dụng thành thạo các trang thiết bi, dụng cụ cắt cầm tay;
– Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo thông dụng và phổ biến của nghề;
– Thiết kế được quy trình công nghệ gia công cơ các chi tiết máy thông dụng và phức tạp đạt yêu cầu kỹ thuật;
– Sử dụng thành thạo các loại máy cắt gọt kim loại để gia công các loại chi tiết máy thông dụng đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy;
– Phát hiện và sửa chữa được các sai hỏng thông thường của máy, đồ gá và vật gia công;
– Gia công chế tạo và phục hồi chi tiết máy.
– Vận hành thành thạo các thiết bị hàn điện, hàn khí để thực hiện các kết cấu hàn đạt yêu cầu kỹ thuật;
– Bảo dưỡng được thiết bị, dụng cụ và phòng chống cháy nổ trong công nghệ hàn.
– Phát hiện được các sai hỏng, có biện pháp đề phòng và khắc phục các sai hỏng khi hàn.
– Lập được chương trình gia công, vận hành và điều chỉnh được các máy công cụ kỹ thuật số trong ngành đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian đã định, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và máy.
– Sử dụng được các thuật ngữ chuyên môn của ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí trong giao tiếp, giải quyết công việc; phản biện; đánh giá được chất lượng công việc và kết quả thực hiện của cá nhân và khi làm việc theo nhóm;
1.2.3. Năng lực tự chủ, trách nhiệm:
– Có khả năng làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần khi làm việc theo nhóm;
– Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
– Đánh giá được hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện công việc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
– Người học sau khi tốt nghiệp, đạt trình độ bậc 4 theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề Quốc gia, là người lao động trực tiếp làm các công việc ngành kỹ thuật cơ khí.
– Người học sau khi ra trường có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp hoặc tự mở cơ sở gia công riêng.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học, mô đun: 26
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 80 Tín chỉ – 1995 giờ
– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1740 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 635 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1287 giờ; Kiểm tra: 73 giờ.
3. Nội dung chương trình: