DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ
- Nội dung
Ngành/nghề: HƯỚNG DẪN DU LỊCH
Mã ngành, nghề: 5809093
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS hoặc tốt nghiệp THPT và tương đương
Thời gian khóa học: 1,5 năm đến 2 năm.
1. Giới thiệu chương trình/ mô tả ngành, nghề đào tạo
Hướng dẫn du lịch trình độ trung cấp là ngành/nghề trong lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Người học được trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghiệp vụ hướng dẫn khách du lịch; nghiệp vụ thiết kế tour; nghiệp vụ thuyết minh trên tuyến và tại điểm du lịch; nghiệp vụ xây dựng và bán chương trình du lịch; tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho khách. Ngoài ra, người học cũng được trang bị những kiến thức cơ bản về tin học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất, chính trị, pháp luật, quốc phòng – an ninh cơ bản, biết vận dụng và thực hành thành thạo các công việc chuyên môn trong ngh hướng dẫn du lịch.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
2. Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung
Đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ trong lĩnh vực du lịch có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ tốt, có kiến thức cơ bản, cơ sở kỹ năng thực hành về nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, có khả năng hướng dẫn du lịch tại điểm, hướng dẫn du lịch nội địa và làm lữ hành tại các công ty du lịch lữ hành nội địa, làm việc tại các côn ty du lịch lữ hành nội địa, phòng kinh doanh lữ hành và hướng dẫn tại các khách sạn nhỏ và vừa đồng thời có khả năng tiếp tục học liên thông lên trình độ cao hơn để đáp ứng yêu cầu chuyên môn.
2.2. Mục tiêu cụ thể
2.2.1. Về kiến thức
– Trình bày được những kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, kỹ năng giao tiếp, địa lý và tài nguyên du lịch, lịch sử văn hóa Việt Nam, tâm lý khách hàng…
– Phân tích được các công việc của hướng dẫn viên du lịch.
– Trình bày được các kiến thức về hoạt động kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp lữ hành, quy trình nghiệp vụ lữ hành.
– Phân tích được nhu cầu khách hàng, tài nguyên du lịch, các dịch vụ có liên quan như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các dịch vụ bổ sung, cách bố trí các điểm tham quan về điều kiện tài chính, thời gian, thời tiết, sức khỏe của du khách.
– Mô tả được mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ, quy trình điều hành chương trình du lịch, phương pháp tính giá, tổ chức thực hiện và xử lý tình huống nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động lữ hành, hướng dẫn.
– Trình bày được ý nghĩa, tầm quan trọng của thông tin trong tuyên truyền quảng bá, tiếp thị, phân tích thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh bán chương trình du lịch.
2.2.2. Về kỹ năng
– Thiết kế được chương trình du lịch.
– Quảng bá, xúc tiến bán chương trình du lịch.
– Tổ chức thực hiện được chương trình du lịch.
– Thuyết minh được tại điểm du lịch và trên phương tiện ô tô.
– Giải quyết được các tình huống trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình du lịch.
– Thực hiện được thao tác nghiệp vụ thanh toán, văn phòng, giao dịch, hướng dẫn, tư vấn cho khách du lịch.
– Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
– Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
2.2.3. Về năng lực tự chủ và tự chịu trách nhiệm
– Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện trong lĩnh vực nghề Hướng dẫn du lịch.
– Có tinh thần cầu tiến; thái độ học hỏi; luôn sẵn sàng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc. Có đam mê, tâm huyết với nghề Hướng dẫn du lịch.
– Có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, tác phong nghề nghiệp chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tận tình chu đáo với khách hàng.
– Tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tính cẩn thận, chính xác trong công việc.
– Có ý thức tự học tập, tìm hiểu, cập nhật kiến thức về du lịch để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong hoạt động nghề nghiệp.
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp đạt trình độ Trung cấp nghề hướng dẫn du lịch, học sinh có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để đảm đương các vị trí như:
– Hướng dẫn tham quan tại điểm.
– Hướng dẫn viên địa phương.
– Hướng dẫn viên toàn tuyến, hướng dẫn viên dưới các hình thức khác (chủ yếu đối với khách Việt Nam) và các vị trí khác tùy theo khả năng cá nhân và yêu cầu của công việc.
– Điều hành hướng dẫn du lịch.
4. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1500 giờ – tín chỉ: 59
– Số lượng môn học, mô đun: 24
– Khối lượng học tập các môn học chung: 255 giờ – tín chỉ: 11
– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1245 giờ – tín chỉ: 48
– Khối lượng lý thuyết: 459 giờ; thực hành, thực tập: 995 giờ; kiểm tra: 46 giờ.
5. Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
6. Nội dung chương trình:
7. Hướng dẫn sử dụng chương trình
7.1. Hướng dẫn giảng dạy các môn học chung bắt buộc: Các môn học chung được quy định trong các Thông tư sau:
– Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
– Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
– Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
– Thông tư số 09/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
– Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
– Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
7.2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
Một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 15 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun. Ngoài hai học kỳ chính, tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun.
7.3. Hướng dẫn nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường bố trí cho học sinh tự học và tham quan, học tập, thực tập tại một số nhà khách, cơ sở kinh doanh khách sạn, du lịch.
– Ðể giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội, nhà trường bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;
7.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và thi kết thúc môn học, mô đun
– Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra vấn đáp trong giờ học; kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút;
– Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình môn học, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.
Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ được chấm theo thang điểm 09, làm tròn đến một chữ số thập phân.
– Thi kết thúc môn hoc, mô đun: Điều kiện dự thi kết thúc môn học, mô-đun
+ Người học được dự thi kết thúc môn học, mô-đun phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập bao gồm: thời gian học lý thuyết, học tích hợp, thực hành, thực tập và đáp ứng được các yêu cầu khác quy định trong chương trình môn học, mô-đun;
+ Có điểm trung bình chung các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 09;
+ Thời gian làm bài thi đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút,
+ Trắc nghiệm: 60 phút
+ Vấn đáp: 09 phút – 15 phút/ học sinh
+ Thực hành: Chia theo ca, mỗi ca 60 phút
7.5. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
– Người học phải học hết chương trình đào tạo ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
– Người học được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện sau:
+ Điểm của mỗi môn thi tốt nghiệp đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10;
+ Không trong thời gian bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Hoàn thành các điều kiện khác theo quy định của trường;
– Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp theo quy định