DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ
- Nội dung
Tên ngành, nghề: Kỹ thuật Chế biến món ăn
Mã ngành, nghề: 5810207
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh:
– Tốt nghiệp Trung học cơ sở hoặc tương đương;
– Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;
– Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
Thời gian đào tạo:
– Thời gian đào tạo: 2 năm (Đối với học sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở);
– Thời gian đào tạo: 1,5 năm (Đối với học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương);
– Thời gian đào tạo: 1 năm (Đối với học sinh tốt nghiệp Trung cấp trở lên).
1. Mục tiêu đào tạo:
1.1. Mục tiêu chung:
Học sinh chuyên ngành Kỹ thuật chế biến món ăn được trang bị các kiến thức cơ bản về ngành khách sạn, nhà hàng. Học sinh được học kỹ thuật chế biến món ăn và được thực hành các món ăn Á, Âu, món ăn Việt Nam, món ăn chay, đồ tráng miệng, các loại bánh; biết trang trí, trình bày các loại đồ ăn nóng, nguội; Biết tính toán, chọn lựa thực phẩm, sử dụng thành thạo và hợp lí những nguyên liệu dụng cụ cần thiết, biết chế biến thức ăn ngon, hợp khẩu vị, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm, đảm bảo giá trị dinh dưỡng của món ăn, làm cho món ăn trở nên ngon miệng, đẹp mắt, kích thích tiêu hóa tạo cơ sở tốt nhất để duy trì và tăng cường sức khỏe.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
– Về kiến thức:
+ Có kiến thức về kỹ thuật chế biến món ăn, đồ uống (Kỹ thuật sơ chế nguyên liệu; kỹ thuật cắt, thái, tỉa hoa trang trí và trình bày món ăn, phối hợp nguyên liệu, gia vị; phương pháp làm chín món ăn; kỹ thuật chế biến nước dùng, xốt, súp; kỹ thuật chế biến bánh và các món ăn tráng miệng) và mối quan hệ của bộ phận bếp với các bộ phận khác trong nhà hàng và cơ sở lưu trú du lịch.
+ Có kiến thức cơ bản về tổng quan du lịch, tâm lý khách du lịch, kỹ năng giao tiếp, marketing du lịch, thương phẩm hàng thực phẩm, sinh lý dinh dưỡng, phương pháp xây dựng thực đơn, tính toán khẩu phần ăn uống, văn hóa ẩm thực…
– Về kỹ năng:
+ Thực hiện thành thạo quy trình chế biến các món ăn Âu, Á, món ăn Việt Nam, món ăn chay, đồ tráng miệng, các loại bánh; biết trang trí, trình bày các loại đồ ăn nóng, nguội; biết tổ chức điều hành một ca làm việc, xử lý tình huống nghiệp vụ, kỹ thuật cơ bản trong chế biến món ăn.
+ Giao tiếp bằng ngoại ngữ trong phạm vi giao tiếp thông thường và theo yêu cầu ở vị trí công việc.
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng và an ninh theo quy đinh.
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản, ứng dụng được công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
– Năng lực tự chủ và trách nhiệm
+ Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp và thái độ phục vụ tốt.
+ Tính lịch sự, tế nhị: Thể hiện sự hiếu khách, phong cách văn minh và ứng xử có văn hóa với mọi người; giữ gìn, bảo vệ và tôn vinh truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
– Thực hiện được các biện pháp an toàn và vệ sinh thực phẩm.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi học xong chương trình Trung cấp ngành Kỹ thuật chế biến món ăn, người học có cơ hội tự tạo việc làm và khả năng làm việc tại các khách sạn – nhà hàng, các cơ sở dịch vụ liên quan đến hoạt động ăn uống.
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học, mô đun: 20 môn học.
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 52 tín chỉ – 1380 giờ
– Khối lượng các môn học chung: 255 giờ.
– Khối lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1215 giờ.
– Khối lượng lý thuyết: 331 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 987 giờ, kiểm tra 62 giờ
3. Nội dung chương trình:
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1. Các môn học chung bắt buộc được quy định trong các Thông tư sau:
– Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng;
– Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
4.2. Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa:
– Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, Nhà trường bố trí cho học sinh tự học và tham quan, học tập, thực tập tại một số doanh nghiệp, công ty, khu công nghiệp,
– Để giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội, Nhà trường bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;
4.3. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra kết thúc môn học
Thời gian tổ chức kiểm tra kết thúc môn vào cuối học kỳ của mỗi kỳ học áp dụng theo quy chế hiện hành (Thông tư số 04/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2022).
– Hình thức kiểm tra hết môn: Trắc nghiệm, vấn đáp, viết (tự luận), thực hành.
– Thời gian kiểm tra:
+ Trắc nghiệm: 60 phút
+ Vấn đáp: 10 phút – 15 phút/người học
+ Tự luận: 60 phút – 120 phút + Thực hành: Chia theo ca, mỗi ca 60 phút
4.4. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
– Người học phải học hết chương trình đào tạo ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
– Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm: Chính trị: Lý thuyết chuyên môn; Thực hành.
Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.
4.5. Các chú ý khác (nếu có):
Sau khi lựa chọn các môn học, mô đun tự chọn, các khoa phối hợp với phòng đào tạo có thể sắp xếp lại thứ tự các môn học, mô đun trong chương trình đào tạo để thuận lợi cho người học và quản lý.