DU LỊCH VÀ DỊCH VỤ
- Nội dung
Ngành, nghề: QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH KHÁCH SẠN
Mã ngành, nghề: 5340422
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp THCS và tương đương trở lên
Thời gian khóa học: 1,5 năm đến 2 năm.
1. Giới thiệu chương trình/ mô tả ngành, nghề đào tạo
Quản lý và kinh doanh khách sạn trình độ trung cấp là ngành, nghề quản lý trực tiếp, hàng ngày các bộ phận trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách du lịch trong khách sạn như: buồng, lễ tân, tổ chức sự kiện và quản lý khách sạn.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại các bộ phận trong khách sạn hoặc các cơ sở kinh doanh lưu trú và một số cơ sở kinh doanh ăn uống nên môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi, đảm bảo an toàn – vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc không cao nhưng chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách du lịch.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: Cơ sở vật chất, thiết bị, các phần mềm quản trị; hệ thống thông tin liên lạc tốt; và có các quy định nội bộ về tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ và quản lý.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Quản lý và kinh doanh khách sạn trình độ trung cấp là ngành, nghề chuyên phục vụ, điều hành nhóm phục vụ tại các khách sạn, khu du lịch, resort và đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam.
2. Mục tiêu đào tạo
2.1. Mục tiêu chung:
Chương trình đào tạo trung cấp ngành, nghề Quản lý và kinh doanh khách sạn được thiết kế để đào tạo kỹ thuật viên trình độ trung cấp Quản lý và kinh doanh khách sạn; có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp về lễ tân, buồng, bàn, bar, tổ chức sự kiện và quản lý khách sạn. Kiến thức cơ bản về chính trị, pháp luật, giáo dục thể chất, quốc phòng – an ninh theo quy định hiện hành. Có đạo đức nghề nghiệp, sức khỏe; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm và học lên trình độ cao hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
– Về kiến thức:
+ Trình bày được những kiến thức cơ bản về tâm lý khách du lịch, marketing du lịch, văn hóa ẩm thực.
+ Trình bày được những kiến thức về lễ tân, buồng, bàn, bar, nghiệp vụ thanh toán, lưu trú và quản lý khách sạn.
– Về kỹ năng:
+ Tổ chức đón tiếp khách, hướng dẫn khách thực hiện các quy định của khách sạn, tham quan các khu du lịch của địa phương;
+ Nghiệp vụ về buồng, công tác lưu trú và thanh toán với khách du lịch;
+ Nghiệp vụ về bàn, bar và chế biến món ăn;
+Tổ chức nhóm người đi tham quan du lịch và tổ chức các sự kiện nhỏ.
– Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Có khả năng hướng dẫn khách du lịch thực hiện các quy định của khách sạn, tư vấn cho khách du lịch các điểm tham quan, các dịch vụ trên địa bàn và các tuyến du lịch có liên quan đến đơn vị.
+Tự đánh giá được kết quả làm việc của bản thân; có thái độ làm việc khiêm tốn, nhiệt tình, cầu thị và vươn lên.
+ Có khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm; chịu trách nhiệm trước đơn vị về công việc được giao;
3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
– Nhân viên lễ tân, đón tiếp khách du lịch đi và đến;\
– Nhân viên phục vụ buồng; bàn, nhân viên chăm sóc, tư vấn khách hàng và thanh toán.
– Phục vụ pha chế đồ uống; chế biến món ăn trong các bộ phận của khách sạn, nhà nghỉ, homestay, nhà khách.
4. Khối lượng kiến thức và thời gian học tập:
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 1.530 giờ – tín chỉ: 62
– Số lượng môn học, mô đun: 24
– Khối lượng học tập các môn học chung: 255 giờ – tín chỉ: 11
– Khối lượng học tập các môn học, mô đun chuyên môn: 1275 giờ – tín chỉ: 51
– Khối lượng lý thuyết: 489 giờ; thực hành, thực tập: 983 giờ; kiểm tra: 58 giờ.
5. Tổng hợp các năng lực của ngành, nghề
6. Nội dung chương trình:
7. Hướng dẫn sử dụng chương trình
7.1. Hướng dẫn giảng dạy các môn học chung bắt buộc: Các môn học chung được quy định trong các Thông tư sau:
– Thông tư số 24/2018/TT-BLĐTBXH ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Giáo dục chính trị thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
– Thông tư số 13/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Pháp luật thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
– Thông tư số 12/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Ban hành chương trình môn học Giáo dục thể chất thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
– Thông tư số 10/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Quy định chương trình, tổ chức dạy học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
– Thông tư số 11/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 9 năm 2018 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tin học thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
– Thông tư số 03/2019/TT-BLĐTBXH ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành chương trình môn học Tiếng Anh thuộc khối các môn học chung trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
7.2. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình đào tạo
Một năm học có 2 học kỳ, mỗi học kỳ có ít nhất 15 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun. Ngoài hai học kỳ chính, tổ chức thêm kỳ học phụ để người học có điều kiện được học lại, học bù. Mỗi học kỳ phụ có ít nhất 4 tuần thực học cộng với thời gian thi kết thúc môn học, mô-đun.
7.3. Hướng dẫn nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, nhà trường bố trí cho học sinh tự học và tham quan, học tập, thực tập tại một số doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn.
– Ðể giáo dục đạo đức, truyền thống, mở rộng nhận thức về văn hóa xã hội, nhà trường bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, mời Hội cựu chiến binh địa phương giáo dục, tham gia các hoạt động xã hội do Đoàn trường chủ trì;
7.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ và thi kết thúc môn học, mô đun
– Kiểm tra thường xuyên: Kiểm tra vấn đáp trong giờ học; kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút;
– Kiểm tra định kỳ: Kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình môn học, mô-đun; kiểm tra định kỳ có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập và các hình thức kiểm tra, đánh giá khác.
Điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ được chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân.
– Thi kết thúc môn hoc, mô đun: Điều kiện dự thi kết thúc môn học, mô-đun
+ Người học được dự thi kết thúc môn học, mô-đun phải đảm bảo tham dự ít nhất 80% thời gian học tập bao gồm: thời gian học lý thuyết, học tích hợp, thực hành, thực tập và đáp ứng được các yêu cầu khác quy định trong chương trình môn học, mô-đun;
+ Có điểm trung bình chung các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10;
+ Thời gian làm bài thi đối với mỗi bài thi viết từ 60 đến 120 phút,
+ Trắc nghiệm: 60 phút
+ Vấn đáp: 10 phút – 15 phút/ học sinh
+ Thực hành: Chia theo ca, mỗi ca 60 phút
7.5. Hướng dẫn thi tốt nghiệp và xét công nhận tốt nghiệp
– Người học phải học hết chương trình đào tạo ngành, nghề và có đủ điều kiện thì sẽ được dự thi tốt nghiệp.
– Người học được công nhận tốt nghiệp khi đủ các điều kiện sau:
+ Điểm của mỗi môn thi tốt nghiệp đạt từ 5,0 trở lên theo thang điểm 10;
+ Không trong thời gian bị kỷ luật từ mức đình chỉ học tập có thời hạn trở lên hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Hoàn thành các điều kiện khác theo quy định của trường;
– Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả thi tốt nghiệp và kết quả tích lũy đủ số mô-đun, tín chỉ của người học và các quy định liên quan để xét công nhận tốt nghiệp, cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.