NGOẠI NGỮ
- Nội dung
Tên ngành, nghề: Tiếng Anh
Mã ngành, nghề: 5220206
Trình độ đào tạo: Trung cấp
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: tốt nghiệp THPT
Thời gian đào tạo: 02 năm
1.Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Học sinh sau khi tốt nghiệp có tư tưởng chính trị vững vàng, đạo đức tốt, tác phong làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp, sử dụng thành thạo tiếng Anh và các kỹ năng nghề nghiệp liên quan đến dịch thuật, quản trị hành chính văn phòng, đối ngoại và có khả năng làm việc và hòa nhập cao khi tham gia thị trường lao động khu vực và quốc tế.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
1.2.1. Kiến thức
– Khối kiến thức chung theo lĩnh vực:
+ Xác định các yếu tố căn bản cấu thành của một ngôn ngữ.
+ Sử dụng thành thạo ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.
+ Vận dụng kiến thức đại cương về văn hóa-xã hội và nhân văn làm nền tảng cho việc học tập ngôn ngữ Anh.
– Khối kiến thức liên quan trực tiếp và mang tính đặc thù của ngành học:
+ Áp dụng được kiến thức về ngữ âm, cú pháp, ngữ pháp trong tiếng Anh để thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
+ Mô tả các chiến thuật trong việc rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
+ Vận dụng kiến thức cơ bản về các nghiệp vụ kinh tế bằng tiếng Việt và tiếng Anh để thực hiện công tác dịch thuật, hành chính văn phòng và đối ngoại.
+ Vận dụng hiểu biết chung về văn hóa Việt Nam và một số nước nói tiếng Anh trên thế giới, kiến thức về giao thoa văn hóa trong môi trường giao tiếp và kinh doanh quốc tế.
1.2.2. Kỹ năng
– Kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp:
+ Sử dụng các kỹ năng tiếng Anh (nghe, nói, đọc, viết) tương đương trình độ Bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (hoặc trình độ B2 khung năng lực ngoại ngữ châu Âu).
+ Sử dụng tiếng Anh về nghiệp vụ thành thạo, hiệu quả trong giao tiếp, đàm phán thương mại, đối ngoại và thực hiện công tác dịch thuật, thư tín, hành chính văn phòng.
– Kỹ năng bổ trợ:
+ Vận dụng các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp trong môi trường làm việc đa văn hóa, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán để hỗ trợ công tác hành chính và đối ngoại.
+ Phát triển kỹ năng học tập và tư duy khoa học để tiếp tục tự bồi dưỡng, trau dồi, nâng cao kiến thức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
+ Thể hiện khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm việc theo nhóm; khả năng sáng tạo, thích ứng nhanh với nhiều môi trường làm việc khác nhau.
– Kỹ năng tin học, ngoại ngữ:
+ Tin học: vận dụng các kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu công việc.
+ Ngoại ngữ thứ 2: sử dụng giao tiếp cơ bản tương đương năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam (hoặc trình độ A2 theo khung năng lực ngoại ngữ Châu Âu).
1.2.3.Thái độ
– Phẩm chất đạo đức cá nhân:
+ Nhận thức đúng đắn về đường lối xây dựng và phát triển đất nước; hiểu biết về pháp luật và thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân.
+ Rèn luyện và tu dưỡng về phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp để trở thành một người có ích cho xã hội.
– Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp:
+ Thể hiện tinh thần sáng tạo, năng động, trách nhiệm và nỗ lực tạo ra sự khác biệt cho bản thân.
+ Rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp đáp ứng xu thế hội nhập khu vực và thế giới.
+ Thể hiện thái độ trân quý đối với văn hóa và ngôn ngữ của dân tộc đồng thời tôn trọng văn hóa và ngôn ngữ các dân tộc khác trên thế giới.
– Phẩm chất đạo đức xã hội:
+ Thể hiện ý thức kết nối, hòa nhập và giúp đỡ trong cộng đồng.
+ Thể hiện lòng yêu nước, tình thương và trách nhiệm với xã hội.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội :
– Biên dịch tiếng Anh
– Trợ lý, thư ký giám đốc, tiếp tân
– Nhân viên hành chính văn phòng, thư ký văn phòng
– Nhân viên đối ngoại
– Nhân viên hỗ trợ marketing
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
– Số lượng môn học: 24
– Khối lượng kiến thức toàn khóa học: 60 Tín chỉ
– Khối lượng các môn học chung/đại cương: 255 giờ
– Khối lượng các môn học chuyên môn: 810 giờ
– Khối lượng lý thuyết: 270 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 540 giờ
3.Nội dung chương trình:
3.1 Nội dung chương trình chính khóa
3.2 Khối kỹ năng mềm (tự chọn 3 kỹ năng)
4. Hướng dẫn sử dụng chương trình
4.1 Các môn học chung bắt buộc
Thực hiện theo quy định của Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành.
4.2 Các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn
– Tổng thời gian dành cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn là 105 giờ, đầu mỗi khóa học nhà trường sẽ có hướng dẫn cụ thể đối với modun tự chọn
– Để xác định thời gian cho từng môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn cũng dựa trên phân tích công việc như đối với các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc.
4.3 Hướng dẫn xác định nội dung và thời gian cho các hoạt động ngoại khóa
– Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí cho học sinh tham quan, học tập, tham gia sản xuất trực tiếp tại các doanh nghiệp, nhà máy, các công ty.
– Để giáo dục truyền thống, mở rộng nhận thức và văn hóa xã hội có thể bố trí cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng, tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương.
– Thời gian cho hoạt động ngoại khóa được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khóa vào thời điểm phù hợp.
Trong chương trình đào tạo xây dựng 6 nội dung ngoại khóa, học sinh phải đăng ký học tối thiểu 3 kỹ năng. Thời gian học ngoại khóa được lồng ghép trong các hoạt động của Đoàn Thanh niên nhà trường và các hoạt động khác.
Ghi chú: Các kỹ năng mềm sẽ viết tiểu luận hoặc thi thực hành để cấp giấy chứng nhận.
4.4. Hướng dẫn tổ chức kiểm tra hết môn học, mô đun:
Tất cả các môn học, mô đun đào tạo nghề khi kết thúc môn học đều được kiểm tra đánh giá kết quả, theo dõi mục tiêu của môn học.
– Hình thức: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành.
– Thời gian kiểm tra:
+ Lý thuyết: Không quá 120 phút
+ Thực hành: Không quá 8 giờ
– Mỗi môn học/mô đun có từ 02 đơn vị học trình (cứ 15 giờ học là 01 đơn vị học trình) trở lên sẽ có một bài kiểm tra hết môn.
– Thời gian làm bài kiểm tra hết môn: Tối đa là 120 phút
– Bài kiểm tra hết môn có:
+ Các câu trắc nghiệm khách quan, mỗi câu làm trong khoảng 1 đến 5 phút.
+ Các câu hỏi tự luận, mỗi câu làm trong khoảng 15 phút.
Các môn học, mô đun sau khi kết thúc 1 tuần trở lên nhà trường sẽ bố trí thi hết học phần/môn học/mô đun, đảm bảo mỗi một tín chỉ học sinh được nghỉ 0,5 ngày ôn thi. Môn học có thể thi tự luận, trắc nghiệm, vấn đáp, thực hành. Tùy thuộc vào đặc tính của môn học/học phần/mô đun giáo viên sẽ đề xuất hình thức thi tại chương trình đề cương chi tiết học phần.
4.5. Hướng dẫn thực hành, thực tập tốt nghiệp:
– Thực hành nghề được đào tạo ngay tại Trường, trong quá trình đào tạo có thể được thực hành tại trường, đơn vị liên kết của nhà trường để đào tạo nhằm mục tiêu hoàn thiện kiến thức, áp dụng các hiểu biết và kỹ năng nghề nghiệp cho học sinh;
– Nội dung thực hành nghề đã được cụ thể theo đề cương đào tạo của mô đun thực hành nghề.
– Thực tập tốt nghiệp:
+ Thời gian thực tập tại các đơn vị, doanh nghiệp: nội dung thực tập thực hiện theo chương trình đã được phê duyệt;
4.6. Hướng dẫn thi tốt nghiệp, xét công nhận tốt nghiệp:
– Người học phải học hết chương trình đào tạo trình độ trung cấp ngành Tiếng Anh phải tích lũy đủ 60 mô đun, tín chỉ theo quy định trong chương trình đào tạo. Có chứng chỉ tin học cơ bản theo Thông tư: 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông; chứng chỉ Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh được cơ quan có thẩm quyền cấp.
– Hiệu trưởng nhà trường căn cứ vào kết quả tích lũy của người học để quyết định việc công nhận tốt nghiệp ngay cho người học.
– Hiệu trưởng nhà trường căn cứ kết quả xét công nhận tốt nghiệp để cấp bằng tốt nghiệp theo qui định của trường./.
4.7 Các quy định khác
– Các môn học, học phần trong chương trình chính khóa sẽ tổ chức thi theo đợt, mỗi kỳ 2 đợt hoặc 1 đợt, tùy theo số lượng học phần được bố trí trong học kỳ đó
– Các mô đun cấp chứng chỉ được tổ chức hội đồng thi để cấp chứng chỉ theo các quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông…..
– Các kỹ năng mềm sẽ tổ chức viết tiểu luận hoặc thi thực hành để cấp giấy chứng nhận.